Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thông của Việt Nam, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Đây là ngày có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn của cuộc sống, khao khát của con người về sự hài hòa Thiên -Địa -Nhân. Tết Nguyên Đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên tỏng tinh thần văn hóa nông nghiệp, với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc, với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh...
Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người
Việt Nam và một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác.
Tại sao các thương hiệu thường tập trung các chiến dịch và sự kiện lớn vào dịp Tết Nguyên Đán?
Tại Việt Nam nói riêng và các nước châu Á nói chung, Tết Nguyên
Đán là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa địa phương. Đây là thời điểm
được nhiều thương hiệu lựa chọn để tung ra các chiến dịch và sự kiện quảng bá thương
hiệu, kích cầu tiêu dùng.
Để lý giải cho hiện tượng này, có thể xét đến hành vi của người tiêu dùng trong giai đoạn này. Cụ thể, hai tuần trước Tết là giai đoạn bùng nổ nhu cầu mua sắm, đặc biệt hơn 50% sức mua ở thị tường nông thôn thường rơi vào tuần cuối trước Tết.
Mức chi vào dịp cuối năm tăng cao, khách hàng sẵn lòng chi trả
nhiều hơn và mua nhiều sản phẩm. Vì thế các doanh nghiệp đều nỗ lực thực hiện nhiều
chiến dịch truyền thông quảng bá để tô đậm hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách
hàng, đồng thời thúc đẩy người tiêu dùng tăng cường chi tiêu mua sắm.
0 Nhận xét